Phân loại Quạ thường

Các họ hàng gần nhất của quạ thường là quạ cổ nâu (C. ruficollis) và quạ khoang cổ (C. albus) ở châu Phi, và quạ Chihuahua (C. cryptoleucus) ở tây nam Bắc Mỹ[2]. Trong khi một số tác giả công nhận tới 11 phân loài[3], các tác giả khác chỉ công nhận 8 phân loài[4]:

  • C. c. corax (nguyên chủng) sinh sống tại châu Âu tới hồ Baikal, về phía nam tới khu vực Kavkaz và miền bắc Iran. Nó có mỏ tương đối ngắn, uốn cong hình cung. Quần thể tại tây nam châu Âu (gồm cả quần đảo Balearic, CorseSardegna) có mỏ cong hơn và cánh ngắn hơn so với nguyên chủng "điển hình", vì thế một số tác giả tách nó ra thành phân loài riêng là C. c. hispanus[3].
  • C. c. varius sinh sống tại Icelandquần đảo Faroe. Nó ít bóng mượt hơn so với C. c. principalis hay nguyên chủng C. c. corax, trung bình về kích thước, phần cuống các lông cổ màu hơi trắng (không rõ từ xa). Một chủng biến hình về màu đã tuyệt chủng, chỉ thấy có trên quần đảo Faroe còn gọi là quạ khoang.
Phân loài Bắc Đại Tây Dương (C. c. varius) bay trên bầu trời Seltjarnarnes, IcelandPhân loài Bắc Mỹ (C. c. principalis) bay tại Muir BeachBắc California
  • C. c. subcorax sinh sống từ Hy Lạp về phía đông tới tây bắc Ấn Độ, Trung Á và miền tây Trung Quốc, không có trong khu vực Himalaya. Lớn hơn dạng nguyên chủng, nhưng có các lông ở cổ họng tương đối ngắn. Bộ lông nói chung đen tuyền, mặc dù cổ và ngực có ánh nâu như của quạ cổ nâu; chỉ rõ nét hơn khi bộ lông đã xơ xác. Cuống các lông cổ thường gần như có màu hơi trắng (Tên gọi C. c. laurencei đôi khi dùng thay cho C. c. subcorax[3]. Phân loài này dựa trên quần thể tại Sindh, do Hume miêu tả năm 1873[5] và đôi khi được ưa thích hơn, do mẫu vật điển hình của C. c. subcorax do Nikolai Alekseevich Severtzov thu thập có thể là quạ cổ nâu[6])
  • C. c. tingitanus sống ở Bắc Phi và quần đảo Canary. Nó là phân loài nhỏ nhất, với các lông cổ họng ngắn nhất và một bộ lông bóng mượt như bôi dầu. Mỏ ngắn nhưng to mập, và đường sống mỏ rất cong. Quạ ở Canary có màu nâu nhiều hơn của quạ ở Bắc Phi, làm cho một số tác giả tách chúng riêng ra, với quạ Bắc Phi là C. c. tingitanus còn quạ Canary là C. c. canariensis[3].
  • C. c. tibetanus có mặt tại Himalaya. Nó là phân loài lớn nhất và bóng mượt nhất, với các lông cổ họng dài nhất. Mỏ lớn nhưng ít ấn tượng hơn so với mỏ của C. c. principalis, cuống các lông cổ có màu xám.
  • C. c. kamtschaticus sinh sống tại đông bắc châu Á, chuyển dạng quá độ sang phân loài nguyên chủng tại khu vực hồ Baikal. Nó có kích thước là trung gian giữa C. c. principalis và C. c. corax và có mỏ to hơn và dày hơn khác biệt với của nguyên chủng.
  • C. c. principalis sinh sống ở miền bắc Bắc Mỹ và Greenland. Nó có phần thân to lớn và mỏ to nhất, bộ lông rất bóng mượt và các lông cổ họng khá phát triển.
  • C. c. sinuatus (quạ phương tây), sinh sống tại trung-nam Hoa Kỳ và Trung Mỹ. Nó là phân loài nhỏ hơn so với C. c. principalis và mỏ cũng hẹp hơn. Các quần thể tại tây nam Hoa Kỳ và tây bắc Mexico (gồm cả quần đảo Revillagigedo) là nhỏ nhất ở Bắc Mỹ. Chúng đôi khi được gộp trong C. c. sinuatus, nhưng đôi khi được tách ra thành phân loài C. c. clarionensis[3].